Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cổ sinh vật học, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra xương hóa thạch chim cánh cụt hóa khổng lồ trên bờ biển New Zealand.
Hóa thạch cho thấy loài chim cánh cụt này có tên là Kumimanu fordycei, được tìm thấy ở Vùng Otago ở Đảo Nam của New Zealand.
Đồng tác giả Daniel Field, thuộc Khoa Khoa học Trái đất tại Đại học Cambridge, cho biết: “Hóa thạch cung cấp cho chúng ta bằng chứng về lịch sử sự sống và bằng chứng đó hoàn toàn gây bất ngờ. Kumimanu fordycei đã từng sống trên bờ biển New Zealand vào 57 triệu năm trước”.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô hình kỹ thuật số về xương của chim cánh cụt này và so sánh chúng với các loài hóa thạch đã biết khác, bao gồm cả các loài hiện đại như chim cánh cụt hoàng đế. Họ xác định rằng những con chim cánh cụt này là loài chim khổng lồ.

“Kumimanu fordycei là loài chim cánh cụt hóa thạch lớn nhất từng được phát hiện với trọng lượng xấp xỉ 160 kg, nó sẽ nặng hơn cả Shaquille O’Neal vào thời kỳ đỉnh cao thống trị của nó”, đồng tác giả nghiên cứu Daniel Field – một chuyên gia về khoa học trái đất tại Đại học Cambridge cho biết.
Hình minh họa bên dưới cho thấy cấu trúc xương của Kumimanu fordycei so với cấu trúc xương của chim cánh cụt hoàng đế ngày nay. Mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ xương được tìm thấy nhưng những xương được đánh dấu trong sơ đồ Kumimanu fordycei đủ để các nhà khoa học xác định được kích thước của chim cánh cụt.
Các nhà khoa học cho biết lý do những con chim cánh cụt này tiến hóa đến kích thước khổng lồ như vậy là vì chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong nước.

Daniel Ksepka, tác giả chính của nghiên cứu, người phụ trách nghiên cứu về điểu cầm học tại Bảo tàng Bruce ở Greenwich, Connecticut, cho biết: “Kích thước mang lại nhiều lợi thế. Một con chim cánh cụt lớn hơn có thể bắt được con mồi lớn hơn và quan trọng hơn là nó sẽ bảo toàn nhiệt độ cơ thể tốt hơn trong vùng nước lạnh. Có thể việc phá vỡ rào cản kích thước 45 kg đã cho phép những con chim cánh cụt cổ xưa di tản từ New Zealand đến các nơi khác trên thế giới.”
Theo nghiên cứu, hóa thạch Kumimanu fordycei được tìm thấy cho đến nay là loại lớn nhất trong số chín mẫu vật chim cánh cụt Paleocene mới được phát hiện.
Thụy Trang – Báo Mỹ
Leave a comment