USD tăng mạnh, vàng giảm sâu, Bitcoin lao dốc thê thảm mất 26%

hoangmy
8 Min Read

USD tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tuần do thị trường gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và đặt cược vào việc Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng mạnh lãi suất.

USD tăng mạnh, vàng giảm sâu, Bitcoin lao dốc thê thảm mất 26%

Do nhu cầu tăng đối với nơi trú ẩn an toàn, chỉ số Dollar index (DXY) – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – đã tăng mạnh thêm 0,4% trong phiên 13/6, đạt 104,83 và đang trên đường quay trở lại mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ như đạt được vào giữa tháng 5, là 105,01.

Brad Bechtel, Giám đốc tiền tệ toàn cầu của Jefferies cho biết: “Đồng USD đã kéo dài đà tăng từ thứ Sáu (10/06) khi nhu cầu tài sản rủi ro tiếp tục giảm trên diện rộng”.

Thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng mạnh mẽ với dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến của Mỹ, dẫn đến tâm lý chuộng tài sản rủi ro bị giảm sút trên diện rộng, thúc đẩy nhà đầu tư chuyển hướng đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ (Fed) thậm chí sẽ thắt chặt chính sách, thậm chí còn chặt chẽ và quyết liệt hơn so với đã từng làm cũng như so với dự kiến của thị trường, đưa lãi suất của Mỹ năm tới có thể tăng lên khoàng 4% (so với mức khoảng 3% dự báo cách đây chưa đầy 2 tuần).

Trái phiếu chính phủ và thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt bị bán tháo dữ dội do lạm phát của Mỹ quá nóng. Theo đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên lại đảo ngược kể từ tháng 4, hiện tượng báo trước khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái, còn chứng khoán thế giới suy sụp xuống sát mức thấp nhất trong năm 2022.

Đợt bán tháo mới nhất trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu toàn cầu diễn ra sau khi chỉ số CPI của Mỹ về tháng 5 cơ bản cao hơn dự kiến, làm “tổn thương” các nhà đầu tư, đồng thời dập tắt kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách bắt đầu chế ngự được lạm phát.

USD tăng mạnh khi nhu cầu tài sản rủi so, vàng giảm, Bitcoin mất 20% - Ảnh 1.

Lạm phát của Mỹ.

“Điều này đang xảy ra bất chấp các ngân hàng trung ương trên thế giới năm nay đã rất nỗ lực hành động, làm dấy lên lo ngại rằng họ sẽ phải làm việc khó khăn hơn và nhanh hơn nếu muốn kiểm soát được lạm phát”, Stuart Cole, Giám đốc chiến lược vĩ mô của Equiti Capital, cho biết.

Các nhà giao dịch có rất nhiều thứ để quan tâm trong tuần này, bao gồm các cuộc họp chính sách của Fed, Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Một số nhà phân tích, trong đó có cả Barclays và Jefferies, dự kiến Fed ​sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm vào thứ Tư (15/6), một số người thậm chí dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.

“Động thái tăng 75 điểm cơ bản nếu có chắc chắn sẽ là một bất ngờ đối với một số người đang nhất quyết giữ quan điểm rằng sẽ tăng 50 điểm cơ bản”, ông Bechtel nói và cho biết thêm rằng ông hy vọng chỉ số DXY sẽ tăng nữa nếu lãi suất tăng 75 điểm cơ bản.

Đồng yên Nhật bị đánh giá thấp, giảm xuống gần mức thấp nhất kể từ 1997 so với đồng bạc xanh, nhưng đã hồi phục sau đó, khi người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản hôm 13/6 nói rằng Tokyo lo ngại về sự sụt giảm mạnh của đồng tiền này và sẵn sàng “có động thái thích hợp” nếu cần. Đồng JPY đã trở thành một trong những đồng tiền chính tăng giá so với USD trong phiên 13/6. Theo đó, USD giảm 0,6% xuống 133,58 yên. Đồng yen hồi phục từ mức thấp nhất của năm 1998. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cho đến nay vẫn chống lại áp lực thắt chặt chính sách, làm cho đồng yen suy yếu.

Đồng đô la Úc, được coi là một đại diện của tiền tệ rủi ro, giảm 1,3% và đô la New Zealand giảm 1,4% trong phiên vừa qua.

Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất một tháng so với đồng đô la, chịu áp lực bán ra mạnh sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế của Anh đã bất ngờ thu hẹp vào tháng Tư. Căng thẳng với Liên minh châu Âu về thương mại hậu với Bắc Ireland hậu Brexit cũng đè nặng lên đồng bảng Anh, khiến giá trị giảm 1,1% xuống 1,2175 USD.

Đáng chú ý, trên thị tường tiền điện tử, Bitcoin đã giảm 26% vào lúc kết thúc ngày 13/6 theo giờ Việt Nam, xuống 23.499 USD, sau khi công ty cho vay tiền điện tử lớn của Mỹ, là C Network, đóng băng việc rút và chuyển tiền với lý do các điều kiện “khắc nghiệt”, dấu hiệu mới nhất cho thấy sự hỗn loạn của thị trường tài chính đang gây ra tình trạng khó khăn trong thế giới tiền điện tử

Giá trị của thị trường tiền điện tử vào thứ Hai (13/6) đã giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ đô la lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2021, theo trang dữ liệu CoinMarketCap.

USD tăng mạnh khi nhu cầu tài sản rủi so, vàng giảm, Bitcoin mất 20% - Ảnh 2.

Giá bitcoin ngày 13/6.

Giá vàng giảm mạnh trong phiên vừa qua do USD tăng giá, làm xói mòn sức hút của các kim loại khác.

Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 2,2% xuống 1.829,52 USD; vàng kỳ hạn tháng 7 giảm 2,4% xuống 1.829,8 USD.

“Không có giao dịch an toàn ở bất cứ đâu, vì vậy vàng sẽ được thanh lý … Có một sự điều chỉnh lớn đang diễn ra và khi biến động lên đến mức cao như vậy, bạn không thể tìm thấy sự an toàn hoặc thoải mái ở bất cứ đâu”, Phillip Streible, chiến lược gia thị trường của Blue Line cho biết.

Theo Cafef.vn

Share This Article
Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *