Home CỘNG ĐỒNG Người đàn ông sinh 4 đứa con với… em gái ruột
CỘNG ĐỒNG

Người đàn ông sinh 4 đứa con với… em gái ruột

Trở lại thành phố quê nhà để tìm lại gia đình của mình sau gần 20 năm lưu lạc, đó cũng là lần đầu tiên người anh trai đã gặp em gái mình, khi ấy mới chỉ là cô bé 15 tuổi.

Mối tình loạn luân này bị coi là một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất trong các mối quan hệ cận huyết ở nước Đức những năm gần đây.

Mối tình ngang trái

Cách đây hơn 20 năm, gia đình nhà Stuebing gặp biến cố lớn nên đành chịu cảnh ly tán, mỗi người một phương. Cậu bé Patrick Stuebing, khi đó 4 tuổi, được nhận làm con nuôi và theo bố mẹ nuôi tới sống ở một thành phố khác.


Cặp đôi Patrick Stuebing và Susan Karolewski.

Tuy sống trong tình yêu thương hết mực của bố mẹ nuôi nhưng từ khi biết được sự thật về nguồn gốc của mình, trong thâm tâm Patrick luôn mong muốn tìm lại mẹ đẻ và các anh chị em. Năm 2000, sau bao nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng anh cũng gặp lại gia đình của mình tại thành phố Leipzig (Đức), nhưng cũng từ đó bắt đầu bi kịch mối tình giữa hai anh em ruột.

Patrick kể lại, ngay từ giây phút đầu tiên gặp lại em gái mình là Susan Karolewski, hai người đã yêu nhau. Susan thì nói rằng: “Tôi còn không biết là mình từng có anh trai, lúc anh ấy rời khỏi gia đình tôi còn chưa được sinh ra nên khi gặp Patrick tôi thấy điều đó thật kỳ diệu, tôi muốn sống trọn đời với anh ấy”.

Cũng giống như bao đôi tình nhân khác khi yêu nhau, họ luôn muốn chung sống với nhau. Và sau khi gặp lại nhau khoảng 1 tháng thì hai anh em này đã bắt đầu quan hệ. Mẹ ruột của hai anh em cũng mất vài tháng sau đó nên không quản được họ.

chuyen tinh loan luan 1
Hai anh em vào thời điểm mới gặp lại nhau.

Tội hình sự nghiêm trọng

Ở Đức, việc anh em cùng huyết thống sinh con đẻ cái với nhau bị xếp vào tội hình sự. Cho nên, 6 năm chung sống bên nhau trong căn hộ nhỏ ở ngoại ô thành phố Leipzig không phải thời gian êm ả đối với hai anh em Patrick Stuebing và Susan Karolewski. Cuộc sống của họ liên tục bị can thiệp bởi tòa án, chính quyền và những lời lẽ đàm tiếu.

Tháng 10/2001, đứa con đầu lòng của họ ra đời, bé được đặt tên là Erik. Một điều đáng buồn là Erik đã phát triển không bình thường, cậu bé gặp khó khăn trong phát âm và đi lại, trí tuệ cũng kém phát triển. Người ta cho rằng đó là hậu quả của mối tình loạn luân.

Mặc dù vậy, từ đó đến năm 2015, cha mẹ của Erik vẫn tiếp tục sinh hạ thêm bé Sahra rồi sau nữa là bé Nancy và bé Sofia. Cả 3 bé đầu đều đã bị chính quyền thành phố tách xa khỏi bố mẹ đẻ, được những gia đình khác nhận chăm sóc và nuôi dưỡng, chỉ còn cô con gái út Sofia còn may mắn được ở lại.

Sau khi Sofia được sinh ra thì người bố Patrick đã bị kết án 42 tháng tù giam vì tội loạn luân. Tuy nhiên, khi Susan được hỏi có còn yêu anh trai mình nữa hay không, cô cho biết: “Tôi không thể sống nếu không có Patrick”. “Chúng tôi chỉ có ước nguyện rất đơn giản là được chung sống như một gia đình. Chỉ mong chính quyền và tòa án để vợ chồng con cái được đoàn tụ”, Susan giãi bày. Trong khi đó, Patrick cũng khẳng định rằng: “Tôi sẽ luôn thuộc về Susan và các con của chúng tôi”.

Cặp đôi cũng luôn cho rằng họ không làm gì sai. Stuebing nói: ”Mẹ tôi có thể không đồng ý, nhưng chỉ có chúng tôi mới đủ tư cách tự phán xét mình”.

Tuy vậy, Patrick sau đó đã tự nguyện đi cắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, trong nhiều năm, mối tình bị khép tội loạn luân của 2 anh em đã dấy lên nhiều tranh cãi nóng trên các phương tiện truyền thông, nhất là khi luật sư đại diện của Patrick gửi đơn kháng án lên cơ quan xét xử tối cao của Đức với hy vọng nhà nước bãi bỏ lệnh cấm anh em cùng huyết thống yêu và lấy nhau. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị bác bỏ.

Cặp đôi hiện đang sống cùng nhau ở đông Đức, nơi quan hệ cận huyết giữa anh chị em là trái pháp luật.

chuyen tinh loan luan 1
Hai anh em vẫn kiên trì đấu tranh với hy vọng hợp pháp hóa hôn nhân cận huyết ở Đức. Ảnh: AP

Các quốc gia như Pháp, Thổ Nhĩ Kì, Nhật Bản và Brazil đã hợp pháp hóa quan hệ tình dục giữa những người cùng họ hàng. Nhưng điều này ở Vương quốc Anh là phạm pháp. Tại Afghanistan, Iran, Ả rập Saudi và Nigeria, hành vi loạn luân sẽ bị tội chết.

Giáo sư di truyền học Juergen Kunze từng nói trên đài BBC: ”Chúng ta cần ban hành luật chống lại nạn hôn nhân cận huyết ở Đức và toàn châu Âu. Cấm hôn nhân cận huyết là truyền thống lâu đời ở các nước phương Tây, và phải có lý do chính đáng thì người ta mới cấm. Khảo sát y khoa cho thấy trẻ em sinh ra từ quan hệ cận huyết sẽ có nguy cơ cao bị đột biến gene. Các trẻ em này có 50% nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh”.

Viethome (theo Mirror)

Written by
Nước Mỹ

Just for admin

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Trung Quốc có 3 nghìn tỷ USD dự trữ tiền tệ "ẩn"
CỘNG ĐỒNG

Trung Quốc có 3 nghìn tỷ USD dự trữ tiền tệ “ẩn”

Trung Quốc đang ngồi trên một đống tiền trị giá 6 nghìn...

Báo cáo chấn động Coca-Cola với thành phần được cho là chất gây ung thư
CỘNG ĐỒNG

Báo cáo chấn động Coca-Cola với thành phần được cho là chất gây ung thư

WHO sẽ dán nhãn chất làm ngọt nhân tạo phổ biến có...

Cách bà mẹ người Úc kiếm 25.000 USD mỗi tháng từ TikTok
CỘNG ĐỒNG

Cách bà mẹ người Úc kiếm 25.000 USD mỗi tháng từ TikTok

Bà mẹ Sydney kiếm đủ tiền từ TikTok để trang trải chi...

Rầm rộ tin đồn tổng thống Nga sử dụng người đóng thế
CỘNG ĐỒNG

Rầm rộ tin đồn tổng thống Nga sử dụng người đóng thế

Hình ảnh tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện trước công chúng...