Máy bay phản lực Trung Quốc “khiêu khích” máy bay do thám Mỹ

Phương Linh
3 Min Read
Máy bay phản lực Trung Quốc "khiêu khích" máy bay do thám Mỹ.

Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã thực hiện một thao tác “gây hấn không cần thiết” gần một máy bay quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong không phận quốc tế vào ngày 30/5.

Trong một tuyên bố, Bộ chỉ huy quân sự của Mỹ chịu trách nhiệm về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho biết máy bay J-16 của Trung Quốc đã thực hiện cuộc diễn tập vào tuần trước và buộc máy bay RC-135 của Mỹ phải bay qua vùng nhiễu động của nó.

“Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi thuyền và hoạt động một cách an toàn và có trách nhiệm ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép,” tuyên bố cho biết.

Máy bay phản lực Trung Quốc "khiêu khích" máy bay do thám Mỹ
Máy bay phản lực Trung Quốc “khiêu khích” máy bay do thám Mỹ.

Một đoạn video cho thấy một máy bay chiến đấu bay qua trước mũi máy bay Mỹ và buồng lái của chiếc RC-135 rung chuyển trong nhiễu động. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Trước đây, Trung Quốc từng nói rằng việc Mỹ đưa tàu và máy bay vào Biển Đông là không tốt cho hòa bình.

Những vụ chặn như vậy thỉnh thoảng xảy ra. Vào tháng 12, một máy bay quân sự của Trung Quốc đã áp sát một máy bay của Lực lượng Không quân Mỹ trong phạm vi 3m và buộc nó phải thực hiện các động tác lảng tránh để tránh va chạm trong không phận quốc tế.

Cuộc chạm trán diễn ra sau cái mà Mỹ gọi là xu hướng hành vi ngày càng nguy hiểm gần đây của máy bay quân sự Trung Quốc. Vụ việc xảy ra trước khi Trung Quốc phớt lờ đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á Đối thoại Shangri – La tại Singapore trong tuần này.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết kể từ năm 2021, Trung Quốc đã từ chối hoặc không phản hồi hơn một chục yêu cầu đàm phán với Lầu Năm Góc.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng, với sự xích mích giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về mọi thứ, từ Đài Loan và hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc cho đến hoạt động quân sự của nước này ở Biển Đông.

Phương Linh – Báo Mỹ

Share This Article
Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *