Home TIN NƯỚC MỸ Nhân viên y tế Mỹ vẫn nhiễm COVID-19 dù đã tiêm vaccine
TIN NƯỚC MỸ

Nhân viên y tế Mỹ vẫn nhiễm COVID-19 dù đã tiêm vaccine

Nhân viên y tế Mỹ nhiễm covid-19 dù đã tiêm vaccine phòng ngừa
Nhân viên y tế Mỹ nhiễm covid-19 dù đã tiêm vaccine phòng ngừa

Tin nước Mỹ – Một nhân viên y tế Mỹ được xác nhận dương tính với virus Sars-Cov-2 mặc dù đã tiêm vaccine của Pfizer vào 1 tuần trước đó. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn về tính hiệu quả của vaccine COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm tại Mỹ gia tăng mất kiểm soát.

Matthew W. – là nam y tá 45 tuổi, làm việc tại một bệnh viện ở thành phố San Diego, bang California, Mỹ đã được xác nhận dương tính với virus Sars-Cov-2 vào ngày 29/12. Điều đáng nói là vào ngày 18/12, Matthew đã được tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 trong đợt tiêm chủng đầu tiên.

Theo Matthew cho biết, sau khi tiêm chủng thì phản ứng phụ duy nhất anh gặp phải đó là đau nhức cánh tay. Tuy nhiên, 6 ngày sau khi tiêm vaccine, Matthew bắt đầu xảy ra các triệu chứng như ớn lạnh đau cơ và mệt mỏi. Xét nghiệm tại bệnh viện thì cho thấy Matthew đã nhiễm COVID-19.

Nhân viên y tế Mỹ nhiễm covid-19 dù đã tiêm vaccine phòng ngừa
Nhân viên y tế Mỹ nhiễm covid-19 dù đã tiêm vaccine phòng ngừa

Pfizer từng tuyên bố vaccine do công ty phát triển có hiệu quả lên đến 95%. Nhưng trường hợp của nhân viên y tế Matthew đã khiến cho không ít người tỏ ra nghi ngờ về tính chính xác của tuyên bố này.

Tuy nhiên tiến sĩ Christian Ramers, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Sức khỏe Gia đình San Diego nhận định kịch bản này không nằm ngoài dự đoán. Bởi vaccine sẽ không thể ngay lập tức phát huy tác dụng khi tiêm vào cơ thể.

“Các thử nghiệm vaccine lâm sàng sẽ mất khoảng 10 đến 14 ngày để vaccine có thể phát huy hết tác dụng bảo vệ trước COVID-19”, ông Christian Ramers nói thêm và khẳng định sau thời gian này bệnh nhân vẫn phải tiêm thêm liều vaccine thứ 2.

“Liều đầu tiên sẽ mang lại cho bệnh nhân hiệu quả khoảng 50% và họ cần tiêm liều thứ hai để đạt được 95%”, ông Ramers cho biết.

Ngoài ra một khả năng khác có thể xảy ra đó là Matthew đã bị nhiễm bệnh trước khi tiêm phòng vào ngày 18/12. Bởi thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể kéo dài tới 14 ngày, nên vaccine không kịp phát huy tác dụng.

Sau trường hợp của Matthew, các chuyên gia một lần nữa cảnh báo người dân rằng vaccine không phải là thần dược. Bởi vậy các biện pháp phòng chống dịch như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay vẫn là phương pháp phòng chống COVID-19 hiệu quả nhất.

Bảo An – Báo Mỹ

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Đối tượng "truy nã gắt gao nhất nước Mỹ" bị bắt sau 40 năm trốn chạy
TIN NƯỚC MỸ

Đối tượng “truy nã gắt gao nhất nước Mỹ” bị bắt sau 40 năm trốn chạy

Một người đàn ông Florida xuất hiện trên America’s Most Wanted đã...

Mỹ: Học sinh đánh gãy chân cô giáo
TIN NƯỚC MỸ

Mỹ: Học sinh đánh gãy chân cô giáo

Một sự cố đáng buồn xảy ra tại trường trung học Heritage...

Hơn 100 triệu người Mỹ gặp nguy hiểm khi khói cháy rừng ở Canada lan rộng
TIN NƯỚC MỸ

Hơn 100 triệu người Mỹ gặp nguy hiểm khi khói cháy rừng ở Canada lan rộng

Gần một phần ba người Mỹ sẽ trải nghiệm chất lượng không...